Thiếu hụt lao động, Đức đang đề xuất cải tổ chính sách nhập cư
Nước Đức được biết đến là cường quốc kinh tế trên thế giới và là một trong những nền kinh tế lớn nhất Châu Âu. Để duy trì những thành quả kinh tế đạt được, quốc gia này cần có nguồn nhân lực dồi dào. Đức hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng và đây cũng là một trong những thách thức lớn đến vị thế của quốc gia này trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu. Theo dự tính, quốc gia sẽ bị thiếu hụt nguồn nhân lực lên tới 650.000 lao động vào năm 2029. Và lực lượng lao động dự kiến sẽ tăng lên tới 45 triệu người, bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 (1). Tuy nhiên, nếu tình trạng thiếu hụt lao động không được giải quyết sớm, đây sẽ là quả bom nổ chậm cho hệ thống hưu trí của quốc gia này khi mà số người lao động sẽ có thể ít hơn số lượng người nghỉ hưu.
Đứng trước thách thức nêu trên, nước Đức đã có những nỗ lực trong thời gian gần đây để thu hút lao động nước ngoài thông qua chương trình Thẻ xanh EU. Chương trình này cho phép người lao động đủ điều kiện có thể định cư và làm việc tại quốc gia này cùng với hôn phối và con cái phụ thuộc. Đây là chương trình định cư được triển khai tại Liên minh Châu Âu từ năm 2012 nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động đồng thời tạo điều kiện định cư cho người lao động nước ngoài nếu họ có việc làm ổn định với mức thu nhập hàng năm ít nhất 56.400 euro (hoặc 43.992 euro đối với một số lĩnh vực đang thiếu hụt lao động có trình độ tay nghề (2). Để tìm hiểu chương trình định cư Đức theo diện Thẻ xanh châu Âu, xin vui lòng truy cập: www.cjlstuvandinhcu.vn/Định-Cư-Đức.
Cũng cần phải nhắc đến việc áp dụng Đạo luật Nhập cư tay nghề chất lượng cao từ tháng 3 năm 2020. Đây là một trong những chính sách mà chính phủ Đức điều chỉnh thị trường lao động và tạo điều kiện cho lao động nước ngoài có thể định cư tại nước này.
Số lượng người lao động ngoài EU tại Đức đã tăng gấp 3 kể từ năm 2011
Số lượng người lao động nhập cư từ những quốc gia ngoài Liên minh Châu Âu tại Đức đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2011. Theo số liệu của Cục Thống kê Liên bang Đức (Destatis), tới cuối năm 2021, đã có khoảng 295.000 người lao động nước ngoài sinh sống tại nước này với giấy phép cư trú tạm thời. Con số này chỉ ở mức 90.500 người vào cuối năm 2011.
Dữ liệu thống kê này cũng cho thấy đa số người lao động này đến từ “Thế giới thứ ba” và đều có trình độ tay nghề cao. Năm ngoái, khoảng 70.000 người (24% trong tổng số lượng lao động nước ngoài định cư tại Đức trong chương trình Thẻ xanh EU (3). Với chương trình này, Đức đã vượt qua nhiều quốc gia Châu Âu khác trong việc phát hành Thẻ định cư diện tay nghề, chiếm khoảng 82,6% và 78.4% trên tổng số lượng thẻ cấp tại Liên minh Châu Âu trong năm 2018 và 2019. Ngay cả thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh vào năm 2020, con số này cũng đạt mức 47,1% với 5,600 thẻ cư trú theo dạng này (4).
Thách thức thời kỳ hậu COVID-19
Mặc dù ngày càng có nhiều lao động nước ngoài đến Đức làm việc cũng cần phải nhấn mạnh rằng sự cạnh tranh để thu hút lao động tay nghề trên bình diện toàn cầu đang ngày càng trở nên quyết liệt, nhất là trong bối cảnh thời kỳ hậu COVID-19.
Những khó khăn hiện hữu trong việc tìm kiếm nhân lực phù hợp tại Đức càng trở nên trầm trọng hơn dưới tác động của đại dịch COVID-19. Người lao động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề đã mất việc làm hoặc buộc phải làm việc với thời gian hạn chế, chủ yếu là làm việc tại nhà. Nhiều người trong số họ đã phải chuyển đổi nghề nghiệp, điều này càng làm sâu sắc thêm tình trạng khủng hoảng nhân lực. Năm ngoái, quốc gia này đã thiếu hụt khoảng 400.000 lao động. Đặc biệt, tình trạng này cũng không cải thiện nhiều hơn khi tháng 3 năm nay, Đức tiếp tục ghi nhận thiếu hụt khoảng 558.000 nhân công có tay nghề (5).
Tiếp tục cải tổ chính sách nhập cư trong thời gian tới?
Với tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng trong thời kỳ hậu COVID-19, chính phủ Đức đang tiếp tục những nỗ lực trong việc cải tổ chính sách nhập cư nhằm thu hút lao động tay nghề chất lượng từ nước ngoài, càng sớm càng tốt.
Trước hết phải kể đến việc điều chỉnh lương tối thiểu để đủ điều kiện chương trình định cư Thẻ Xanh EU của Đức ở mức 0,7%, từ ngày 1 tháng 1 năm 2022. Cụ thể, tổng mức lương tối thiểu của người lao động nước ngoài theo chương trình trên cần đạt mức €56.400/năm thay vì €56,800/năm được áp dụng vào năm ngoái. Đối với các lĩnh vực toán học, khoa học máy tính, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và y học (không bao gồm nha khoa), mức lương tối thiểu được áp dụng là €43,992/ năm thay vì €44,304/năm (6). Lưu ý, vào cuối năm 2021, khoảng 48% lao động nước ngoài được cấp Thẻ xanh EU tại Đức làm việc trong những ngành nghề nêu trên, theo số liệu do Destatis cung cấp.
Ngoài ra, cũng phải kể đến các đề xuất đang được thảo luận như triển khai hệ thống tuyển chọn lao động nước ngoài bằng điểm số cũng như áp dụng những chính sách hỗ trợ lao động nhập cư và người thân trong việc hòa nhập xã hội tại Đức (7) bao gồm:
- Việc đơn giản hoá thủ tục công nhận bằng cấp nước ngoài bằng cách cho phép các hiệp hội ngành nghề đánh giá và công nhận tương đương bằng cấp của người lao động nước ngoài, điều này vốn từng là rào cản của nhiều đương đơn trong quá khứ.
- Mở rộng phạm vi của chương trình Thẻ xanh EU đối với các ngành nghề không yêu cầu quá cao bằng cấp. Điều kiện tham gia chương trình sẽ là lời mời làm việc của một doanh nghiệp Đức.
- Tạo điều kiện nhập quốc tịch cho người lao động thuộc chương trình định cư Thẻ xanh EU sau 5 năm cư trú, và có thể rút ngắn xuống còn 3 năm trong một số trường hợp đặc biệt.
- Trẻ em nước ngoài sinh ra ở Đức sẽ tự khắc trở thành công dân của quốc gia này nếu cha mẹ đã cư trú hợp pháp trên hơn 5 năm.
Nguồn:
(1) www.reuters.com (20/01/2022)
(2) www.bamf.de (03/01/2022)
(3) www.destatis.de (22/07/2022)
(4) https://ec.europa.eu (07/03/2022)
(5) www.reuters.com (22/07/2022)
(6) www.bamf.de (29/03/2022)
(7) www.deutschland.de (6/12/2021)
TIN KHÁC
Hội thảo trực tuyến: Đường tới Châu Âu – Malta và Tây Ban Nha
Cơ hội làm việc, đầu tư và định cư tại châu Âu
Hội thảo: Hoa Kỳ – Canada – Châu Âu: Điểm đến cho Công dân Toàn cầu
Chương trình Golden Visa Bồ Đào Nha: Tổng thống chưa phê chuẩn dự luật Nhà ở mới.
Tìm hiểu về nền kinh tế Malta
Hội thảo trực tuyến: Chia sẻ kinh nghiệm của người Việt khi định cư tại Malta