Làm thế nào để phát triển và triển khai ý tưởng kinh doanh trong chương trình Start-up Visa Canada?

Ngày 30/05/2023 | 23:59:15

Quý vị là một doanh nhân có hoài bão và ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo? Quý vị cũng đang tìm kiếm cơ hội định cư tại Canada? Chương trình định cư Start-up visa Canada sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho quý vị! Đây là chương trình được chính phủ Canada triển khai vào năm 2013 với mục đích thu hút những doanh nhân tài năng trên toàn cầu. Các ứng viên tham gia chương trình sẽ được cấp quy chế thường trú nhân và thực hiện dự án kinh doanh tại Canada. Bên cạnh đó, ứng viên cũng nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức chỉ định để phát triển dự án kinh doanh tại quốc gia này. Để có cái nhìn tổng quát về chương trình Start-up Visa Canada, vui lòng tìm hiểu: www.cjlstuvandinhcu.vn/chuong-trinh-dinh-cu/canada-start-up-visa.

Số lượng thường trú nhân kỷ lục thông qua chương trình Start-up visa trong năm 2022

Năm ngoái, 580 người nước ngoài đã được cấp thị thực thường trú nhân Canada thông qua chương trình Thị thực Khởi nghiệp (Start-up Visa). Đây là một con số kỷ lục kể từ năm 2015 cho tới nay. Trong quá khứ, con số kỷ lục về lượng thường trú nhân mới trong chương trình này đạt được là 525 người vào năm 2019.

 Số lượng thị thực thường trú nhân kỷ lục thông qua chương trình Start-up visa trong năm 2022

Đối với các ứng viên Việt Nam tham gia chương trình Start-up visa, năm 2022 vừa qua cũng là một năm kỷ lục với 120 người được cấp thị thực thường trú nhân, chiếm 20,7% trên tổng số thị thực được cấp. Trong giai đoạn từ 2015 cho đến 2022, tổng cộng 455 nhà đầu tư Việt Nam đã được cấp quy chế Thường trú nhân Canada (PR) thông qua chương trình định cư này. Với xu hướng tăng trưởng liên tục từ năm 2015 cho tới nay, chương trình Start-up visa ngày càng trở thành một lựa chọn định cư phổ biến tới Canada dành cho các doanh nhân Việt Nam.

Những thách thức khi tham gia chương trình Start-up visa

Để tham gia chương trình này, ứng viên cần đáp ứng trình độ ngoại ngữ nhất định (tiếng Anh hoặc Pháp), chứng minh có đủ tài chính để sinh sống tại Canada, và có ý tưởng kinh doanh sáng tạo. Ý tưởng kinh doanh này cần được bảo trợ từ một trong những tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp được Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) chỉ định. Một trong những thách thức lớn đối với nhiều ứng viên khi tham gia chương trình này là việc xây dựng và phát triển ý tưởng kinh doanh theo các yêu cầu đặc thù của tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp. Để tìm hiểu vai trò của tổ chức chỉ định trong chương trình định cư Start-up visa, vui lòng tham khảo thêm: www.cjlstuvandinhcu.vn/start-up-visa-canada-tim-kiem-va-lua-chon-to-chuc-ho-tro-chi-dinh-phu-hop.

Ngoài ra, họ cũng có thể gặp trở ngại trong việc thiết lập mạng lưới kinh doanh do sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ khi triển khai dự án start-up trong một môi trường kinh doanh hoàn toàn mới. Ngoài ra, các doanh nhân này cũng phải tuân thủ nhiều quy định pháp lý tại Canada cũng như những tập quán kinh doanh đặc thù trong lĩnh vực mà họ đầu tư. Nếu không tuân thủ đúng luật lệ và quy định sở tại, nguy cơ doanh nghiệp bị phạt hoặc đóng cửa là hoàn toàn hiện hữu.

Giải pháp hỗ trợ khởi nghiệp toàn diện

Chúng tôi có thể hỗ trợ các ứng viên vượt qua những thách thức trên và hòa nhập vào môi trường kinh doanh tại Canada, để cho họ tập trung vào nhiệm vụ quan trọng, đó là quản lý và phát triển kinh doanh. Start-up visa Canada – UFounder* là một chương trình đặc biệt, được thiết kế dành riêng cho doanh nhân nước ngoài nhẵm hỗ trợ họ phát triển dự án kinh doanh sáng tạo với sự giúp đỡ của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm.

Giải pháp hỗ trợ khởi nghiệp toàn diện trong chương trình Start-up visa Canada

Chương trình này bao gồm 5 bước như sau:

  1. Xây dựng & Chuyển đổi
  2. Thẩm định
  3. Triển khai
  4. Tiếp cận thị trường và tìm kiếm khách hàng
  5. Ươm mầm.

Giai đoạn đầu tiên của chương trình UFounder*, (được gọi là Xây dựng & Chuyển đổi), liên quan tới việc xác định ý tưởng cơ sở về sản phẩm sẽ được công ty khởi nghiệp phát triển và đưa vào kinh doanh. Ý tưởng sản phẩm này sẽ được phát triển thông qua những buổi hội thảo để kiểm chứng và phản biện. Đây là điểm hỗ trợ rất quan trọng cho dự án khởi nghiệp.

Ý tưởng kinh doanh mới chỉ là điểm khởi đầu trong việc tìm hiểu thị trường. Sau khi đã định hình ý tưởng sản phẩm, bước tiếp theo là việc thẩm định. Lúc này, ứng viên cần chuẩn bị bản tóm tắt dự án và bản thuyết trình gọi vốn để phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó, cũng cần thiết kế một bản nguyên mẫu mô phỏng để minh chứng cho chất lượng của sản phẩm (bao gồm tính đổi mới sáng tạo) và tính khả thi trong kinh doanh, một khi được triển khai trên thị trường tại Canada.

Sau khi ý tưởng kinh doanh được nghiên cứu, thử nghiệm và thẩm định đạt kết quả khả quan, đây là lúc để xây dựng kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch càng chi tiết và chặt chẽ, sẽ càng làm tăng cơ hội gọi vốn đầu tư tài chính, cũng như gia tăng khả năng thành công về mặt thương mại.

Tìm hiểu phương thức tiếp cận thị trường và tìm kiếm khách hàng tại Canada

Tiếp cận thị trường và tìm kiếm khách hàng, được coi là giai đoạn then chốt trong chương trình UFounder. Điều này có thể được thực hiện trước hoặc sau khi dự án kinh doanh bước vào giai đoạn Ươm mầm, tức là khi dự án nhận được cam kết hỗ trợ từ một tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp được Chính phủ Canada chỉ định. Giai đoạn này sẽ tập trung xây dựng vào định hướng về marketing, quản trị và tài chính.

Quy trình triển khai dự án kinh doanh, Tiếp cận thị trường & Tìm kiếm khách hàng

Ươm mầm là giai đoạn cuối cùng trong đó tổ chức chỉ định sẽ hỗ trợ ứng viên đẩy nhanh đà tăng trưởng của start-up. Tổ chức này cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ và tài nguyên hữu ích như không gian làm việc, cố vấn – hướng dẫn, đào tạo về quản lý … để triển khai dự án kinh doanh trên thực tế. Các chuyên gia có kinh nghiệm sẽ tư vấn và hướng dẫn ứng viên ứng phó với những thách thức khi khởi nghiệp tại Canada. Ứng viên cũng có thể mở rộng mối quan hệ kinh doanh và tham gia các hiệp hội chuyên ngành để tìm kiếm nhà đầu tư và đối tác tiềm năng. Ngoài ra, họ có cơ cơ hội tiếp cận với chuyên gia pháp lý và tài chính để thích ứng với với quy định và thông lệ kinh doanh tại Canada.

*Lưu ý : UFounder là chương trình do đối tác của chúng tôi thiết kế và hỗ trợ.

Nguồn:

  1. canada.ca (02/05/2023)
  2. bdc.ca (29/05/2023)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!